Tết đến xuân về chắc chắn không thể thiếu các loại bánh, kẹo và mứt. Vào mỗi dịp Tết đến, các thành viên trong gia đình sẽ có cơ hội quây quần bên nhau, cùng nhau tự chuẩn bị các loại bánh kẹo tết, trong đó mứt tết là món không thể thiếu.
Bạn có thể tham khảo danh sách các loại mứt tết dễ làm sau đây để tạo thành những món mứt tết ngon khó cưỡng cho ngày tết, không khí tự chuẩn bị vừa kết nối tình cảm gia đình vào dịp cuối năm, bên cạnh đó có thể tự tay gửi tặng đến bạn bè, người thân.
Mục lục
Hướng dẫn cách làm các loại mứt tết ngon và dễ làm
Nhiều bạn các loại mứt dễ làm tại nhà vì vừa đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa thể hiện được tình yêu của mình với mọi người. Sau đây là danh sách những loại mứt không thể thiếu trong ngày tết và cách làm các loại mứt tết ngon nhé!
1. Mứt dừa trà xanh
Trong số các loại mứt Tết ngon dễ làm thì mứt dừa là món ăn rất được ưa chuộng và gần như không thể thiếu trong nhà bạn khi tết đến xuân sang, thậm chí vào ngày thường mứt dừa cũng rất được quan tâm, săn đón.
Cùng MerciFoods học cách làm mứt dừa trà xanh để dành đãi khách và các bạn nhỏ nha!
Nguyên liệu làm món mứt dừa trà xanh
- Cùi dừa thái mỏng: 1KG
- Đường: 500 GR
- Trà xanh: 10 GR
- Sữa đặc: 50 ML
- Vani: 1 ống
Cách làm món mứt dừa trà xanh
Bước 1. Sơ chế cùi dừa
- Bạn gọt bỏ hết lớp cùi vỏ còn dính trên cùi dừa, xong bào thành từng miếng mỏng.
- Sau đó, đem ngâm cùi dừa với nước lạnh 4-5 tiếng cho dừa ra hết dầu để mứt được bảo quản lâu hơn, rồi rửa sạch, để ráo.
Bước 2. Ướp cùi dừa
- Cho cùi dừa với 500gr đường, 10gr trà xanh, 50ml sữa đặc vào cùng một tô, trộn đều lên.
- Ướp khoãng 1 tiếng cho đường và trà xanh tan hết, thấm đẩm vào từng xớ dừa, sợi dừa trong lại là được.
Bước 3. Sên mứt
- Bạn bắc chảo lên bếp, cho dừa vào, sên với lửa nhỏ, đảo liền tay đến khi nước đường khô lại, bám vào miếng dừa tạo thành lớp phấn trắng thì rắc vani lên, trộn đều lần nữa rồi tắt bếp, là xong.
Bảo quản mứt dừa trà xanh
- Rửa sạch hủ đựng mứt, nếu là lọ thủy tinh thì bạn trụng sơ qua nước sôi để sát khuẩn, rồi đem phơi ráo nước hoàn toàn.
- Cho mứt vào hủ, đậy kín nắp, cất nơi khô ráo thoáng mát sẽ giữ được rất lâu.
- Hoặc bạn cũng có thể cho mứt dừa trà xanh vào túi nilong buộc chặt miệng.
2. Mứt chuối dẻo
Mứt chuối có mùi vị thơm ngon, ngọt dẻo rất hấp dẫn trẻ con và người lớn cũng dễ ăn. Hãy xem ngay cách làm mứt chuối dẻo và thực hiện cho dịp Tết Nguyên Đán 2023 bạn nhé.
Nguyên liệu của món mứt chuối
- Chuối chín: 1kg
- Đường: 500gr
- Nước: 200ml
- Khóm: 200gr
- Gừng: 200gr
- Dừa sấy khô: 40gr
- Mạch nha: 200gr
- Chanh: 1,5 trái
- Đậu phộng rang: 350gr
- Mè rang: 50gr
- Vani: 1 ống
Cách làm mứt chuối dẻo
Bước 1. Sơ chế nguyên liệu
- Chuối chín bạn lột vỏ, bỏ đi những sợi chỉ để nó không làm chuối bị đen thâm và đem phơi nắng 3 đến 6 tiếng để chuối mất nước đi, dẻo hơn ướp đường vào sẽ trong hơn.
- Sau khi phơi xong, bạn xắt thành từng khoanh mỏng. Đổ 250gr đường vào chuối, đeo bao tay vừa trộn, vừa bóp chuối với đường.
- Chuẩn bị một tô nước muối, vắt chanh vào. Gọt vỏ gừng, thái thật mỏng, cắt sợi đem ngâm trong nước chanh muối.
- Khóm bạn băm nhỏ, đeo bao tay vào bóp để khi sên mứt trong hơn.
Bước 2. Sên mứt
- Cho 250gr đường còn lại vào chảo, đổ 250ml nước vào nấu tan đường cho khóm vào.
- Khi khóm trong hơn bạn cho gừng sợi vào, vắt 1,5 quả chanh vô và cuối cùng là đổ chuối vào.
- Bạn thường xuyên khuấy đều chuối, sau 40 phút vặn lửa nhỏ lại nấu hơn 1 tiếng 30 phút thì chuối sệt hơn, bạn cho dừa khô vào, trộn đều lên.
- Sau 2 tiếng sên, bạn cho mạch nha và vani vào (nếu không có mạch nha bạn sử dụng 600gr đường cát cho 1kg chuối nhé).
- Bạn sên đến khi cảm thấy nặng tay, mứt kéo chỉ, có mùi thơm của mật thì cho 300gr đậu phộng rang vào trộn đều lên thì tắt bếp.
Bước 3. Cho mứt vào khuôn
- Bạn chuẩn bị một cái mâm, lót màng bọc thực phẩm bên dưới, rắc 25gr mè rang và 25gr đậu phộng rang lên, đổ mứt vào.
- Nén chặt mứt, dàn đều khuôn, rắc lên 1 lớp đậu phộng rang và mè rang còn lại vào, gói lại bằng màng bọc thực phẩm.
- Dùng chày hoặc ly thuỷ tinh cán cho mặt mứt phẳng đều rồi cất trong ngăn mát tủ lạnh hoặc để nơi khô ráo cho mứt khô cứng lại là được.
Bảo quản mứt chuối dẻo
Những miếng mứt ăn không hết bạn dùng màng bọc thực phẩm hoặc bao nilon bọc lại cất nơi khô ráo thoáng mát để bảo quản.
3. Mứt hạt sen ngọt bùi
Mứt hạt sen có vị ngọt ngọt, bùi bùi nhâm nhi khi xem tivi, xem phim thì thích phải biếtt. Làm mứt hạt sen sẽ là lựa chọn đúng đắn cho mùa Tết năm nay đấy bạn, chẳng tốn nhiều công sức bạn đã có mẻ mứt để thưởng thức với trà vừa ngon vừa vui miệng rồi, thực hiện ngay nào.
Nguyên liệu làm mứt hạt sen
- Hạt sen khô: 220gr
- Vôi ăn trầu: 20gr
- Đường: 200gr
- Muối: 1 muỗng cà phê
- Chanh: ¼ trái
- Vani: 1 ống
Cách làm mứt hạt sen
Bước 1. Sơ chế hạt sen
- Bạn chuẩn bị một thau nước 1,5 lít, rồi cho vôi ăn trầu vô khuấy tan, xong để vôi lắng xuống, chắt lấy phần nước trong bên trên bỏ vôi lắng đi.
- Hạt sen rửa sơ, để nguyên vỏ, ngâm trong nước vôi trong 6 tiếng. Còn nếu bạn mua hạt sen đã bóc sẵn vỏ rồi thì chỉ ngâm trong 2 tiếng là được.
- Sau khi ngâm hạt sen xong, bạn chuẩn bị một thau nước, cho ½ muỗng cà phê muối vô, lột vỏ, bỏ tim sen, cho vào nước muối ngâm 5 phút, rồi vớt ra rửa lại 3-4 lần nước lạnh cho thật sạch.
Bước 2. Luộc hạt sen
- Bạn chuẩn bị sẵn một thau nước đá rồi bắc nồi nước lên bếp, cho hạt sen cùng ½ muỗng cà phê muối vô để khi sên mứt không bị ngọt gắt, đồng thời vắt ¼ miếng chanh vào để hạt sen trắng hơn.
- Luộc hạt sen trong 15 phút với lửa vừa và luộc 2 lần để khử vị chát của hạt sen, xong vớt hạt sen cho vào tô đá lạnh ngâm 10 phút.
Bước 3. Ướp hạt sen
- Sau khi ngâm xong bạn vớt hạt sen ra, để ráo, cho 200gr đường vô, trộn đều lên, dùng màng bọc thực phẩm bọc lại ngâm trong 6 giờ để đường tan hết ngấm vào hạt sen.
Bước 4. Sên mứt
- Sau 6 tiếng, bạn lấy hạt sen ra, bắc chảo lên bếp với lửa lớn, cho hạt sen vào nấu đến khi nước đường sôi thì vặn lửa nhỏ lại rắc vani vào. Bạn sên hạt sen từ 30 – 35 phút đến khi đường khô lại bám vào hạt sen tạo thành một lớp áo trắng xung quanh là được.
Bảo quản mứt hạt sen
Tương tự như các loại mứt ở trên, Những miếng mứt ăn không hết bạn dùng màng bọc thực phẩm hoặc bao nilon bọc lại cất nơi khô ráo thoáng mát để bảo quản.
4. Cách làm mứt quất ngon
Quả quất hay còn gọi là trái tắc – có vị chua và the đặc trưng, khi đem làm mứt có thêm vị ngọt ăn rất lạ và ngon.
Nguyên liệu của món mứt quất
- Tắc thái: 500gr
- Đường: 300gr
- Phèn chua: 10gr
- Vôi ăn trầu: 20gr
- Muối: 2 muỗng cà phê
Cách làm mứt quất
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Bạn lấy nữa thau nước cho muối vào khuấy tan, rồi bạn cho quất vô, ngâm 30 phút, xong bạn rửa sạch lại với nước lạnh, để ráo.
- Bạn chuẩn bị 2 lít nước, rồi cho vôi ăn trầu vô, khuấy đều để vôi tan ra, sau đó bạn để yên cho phần vôi lắng xuống đáy và lấy phần nước vôi trong ở trên, bỏ đi phần vôi lắng.
- Sau khi quất đã ráo nước bạn đem ra sử dụng dao khứa cạnh quả quất thành 4 hoặc 5 cánh, tùy từng quả to nhỏ để điều chỉnh cho phù hợp. Không nên khứa nhỏ quá và khứa cách cùi tắt khoãng 0.5cm.
- Bạn đeo bao tay vào, dùng tay bóp nhẹ 2 đầu quả tắt tạo thành hình bông, đồng thời vứt bỏ hạt và vắt quất trong một cái tô để giữ lại nước nhé.
- Bạn cho vỏ quất vào nước vôi trong, dùng màng bọc thực phầm bọc lại, ngâm qua đêm. Rồi bạn đem tắt đi rửa sạch lại với nước lạnh, để ráo.
Bước 2: Sên mứt
- Bạn chuẩn bị nữa nồi nước, cho phèn chua vô, nấu sôi lên thì cho quất vào trần qua rồi vớt ra tô nước lạnh.
- Bạn lại bắt thêm một nồi nước khác không có phèn chua lên bếp, cho sôi rồi bạn cho quất vô, trộn đều lên rồi vớt ra tô nước lạnh và đem rửa sạch lại 3-4 lần nước để khử đi vị the của vỏ tắc, xong bạn vớt ra tô, để ráo.
- Bạn cho đường vô tô quất, trộn đều lên, rồi bạn dùng màng bọc thực phẩm bao lại ướp 3-4 tiếng.
- Sau khi uớp xong đường tan thành chất lỏng thì bạn cho nước quất vào trộn đều lên để mứt có vị chua, rồi cho vô chảo sên với lửa vừa, khi nước đường sôi lên bạn vặn lửa nhỏ xuống. Thường xuyên chở đều quất và sên đến khi nước đường kẹo lại thì bạn lắc nhẹ chảo và tắt bếp.
Bước 3: Cho mứt vào khuôn
- Bạn gấp mứt quất vào vỉ hoặc khây đem ra nắng phơi khoảng 2 đến 3 tiếng hoặc bạn cho vô lò nướng để ở 80 độ C trong 20 phút để mứt khô lại là xong.
Bảo quản món mứt quất
Bạn cho mứt quất vào lọ thuỷ tinh, hủ đậy kín nắp cất nơi khô ráo, thoáng mát và để dành ăn dần. MerciFoods chúc bạn thành công với cách làm mứt quất này.
5. Cách làm mứt khoai tây sợi
Mứt khoai tây sợi rất đặc biệt từ vẻ ngoài đến hương vị, từng sợi khoai tây béo béo, bùi bùi, ngọt thanh, giòn giòn sẽ khiến bạn thích mê ly, nhăm nhi hoài không ngán.
Món mứt Tết này chỉ vừa mới xuất hiện vài năm gần đây thôi, nhưng hứa hẹn sẽ khuấy đảo mùa Tết 2023 đó. Đừng ngần ngại gì nữa, hãy bắt tat vào thực hiện ngay cách làm mứt Tết ngon này.
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm mứt khoai tây sợi
- Khoai tây: 500gr
- Vôi tôi: 1 muỗng cà phê
- Muối: 1 muỗng cà phê
- Đường: 160gr
- Vanilla: 1 muỗng cà phê
- Chanh: ¼ miếng
- Nước đá
Cách làm mứt khoai tây sợi
Bước 1. Sơ chế nguyên liệu
- Bạn chuẩn bị một thau nước 1,5 lít, rồi cho vôi ăn trầu vô khuấy tan, xong bạn để vôi lắng xuống, chắt lấy phần nước trong bên trên, bỏ vôi lắng đi.
- Gọt vỏ khoai tây, rửa sạch, bào sợi, ngâm trong nước muối loãng 15-20 phút để khoai tây không bị thâm đen.
- Xả lại nước lạnh, rồi cho khoai tây vào nước vôi trong ngâm 6 tiếng. Sau đó, vớt ra rửa lại 4-5 lần nước cho thật sạch.
Bước 2. Ướp khoai tây
- Bạn chuẩn bị sẳn một thau nước đá, rồi bắc nồi nước lên bếp. Cho khoai tây cùng ½ muỗng cà phê muối vô để khi sên mứt không bị ngọt gắt, đồng thời vắt ¼ miếng chanh vào để khoai tây trắng hơn.
- Luộc khoai tây trong 15 phút với lửa vừa, xong vớt ra cho vào tô đá lạnh ngâm 10 phút để mứt khoai tây sợi được giòn ngon hơn.
- Khi đã ngâm xong, cho 500gr đường vô khoai tây, trộn đều lên, dùng màng bọc thực phẩm bọc lại ngâm trong 6 giờ để đường tan hết ngấm vào khoai tây.
Bước 3. Sên mứt khoai tây sợi
- Sau 6 tiếng, bạn bắc chảo lên bếp với lửa lớn, cho khoai tây vào sên đến khi nước đường sôi thì vặn lửa nhỏ lại rắc vani vô.
- Thời gian sên từ 30 – 35 phút đến khi đường khô lại bám vào sợi khoai tây tạo thành một lớp áo trắng xung quanh là được.
Bảo quản mứt khoai tây sợi
Mứt khoai tây sợi ăn không hết bạn cho vào hộp đậy kín nắp hoặc cho vào túi nilong buộc chặt miệng cất nơi khô ráo, thoáng mát là được. Lưu ý: Trong suốt quá trình làm mứt khoai tây sợi, bạn nên nhẹ tay để không làm nát khoai tây, vì khoai tây giòn, xắt sợi mỏng rất dễ nát.
Chẳng tốn bao nhiêu thời gian, công sức, lại còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho gia đình. Lưu lại ngay bài vào bếp làm ngay 5 loại mứt Tết này cho mâm quả ngày Tết thêm đông đầy và hấp dẫn.
Chúc bạn có một mùa Xuân an lành, làm được thật nhiều các loại mứt Tết hạnh phúc bên bạn bè người thân, may mắn đầy nhà, tài lộc bao la, bạc vàng đầy tủ, gia chủ phát tài và ăn mứt vui vẻ!